Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Máy chà nhám cho ứng dụng DIY

Máy chà nhám cho ứng dụng DIY


Nếu bạn có nhu cầu mua máy chà nhám, bài viết này gồm hướng dẫn đầy đủ về cách lựa chọn dụng cụ điện cầm tay DIY tốt nhất. Máy chà nhám chạy bằng điện khiến cho công việc chà nhám và và chuẩn bị trước khi gia công dễ dàng hơn nhiều. Có rất nhiều mẫu máy khác nhau trên thị trường nhưng chúng tôi sẽ giải thích lí do vì sao chỉ có một trong số đó là nổi bật và đa phần các mẫu còn lại, thẳng thắn mà nói, là thừa thãi và hiếm khi được dùng đến. Đầu tiên, xin nói sơ về các loại máy chà nhám.
Với máy chà nhám cầm tay chỉ việc cắt miếng giấy nhám theo kích cỡ thích hợp, chúng sẽ tự kẹp chặt vào đế máy. Thay vì mua cả tấm giấy nhám, tôi luôn chọn mua theo cuộn vì rẻ hơn nhiều, thông tin chi tiết xem bên dưới.
Máy chà nhám chữ nhật vốn là mẫu máy chà nhám đầu tiên mà theo sau nó là mẫu có kích thước nhỏ hơn – máy chà nhám vuông cầm tay.
Tên của hai loại máy này có nguồn gốc từ việc kích cỡ giấy chà nhám của chúng bằng một nửa hoặc một phần tư tấm giấy nhám tiêu chuẩn.
Tôi thường chọn máy chà nhám vuông vì nhẹ hơn và không gây mỏi khi sử dụng.


Tiếp theo, khi dùng máy chà nhám, dù bạn cố sử dụng toàn bộ bề mặt của đế chà nhám, phần cạnh trước của đế vẫn luôn là bộ phận được sử dụng nhiều nhất, theo sau đó là phần cạnh sau. Phần giữa không được dùng đến nhiều như bạn nghĩ. Bởi vì độ dài cạnh trước và sau của máy chà nhám vuông và chữ nhật là như nhau, chọn mua máy chà nhám chữ nhật sẽ lãng phí tiền giấy nhám cũng như máy.
Cuối cùng, máy chà nhám vuông nhỏ dễ dàng len vào các góc, cạnh nên linh hoạt hơn nhiều.
Máy chà nhám đĩa hay còn gọi là máy chà nhám quỹ đạo
Vấn đề trở nên hơi phức tạp hơn với máy chà nhám đĩa vì nó bao gồm hầu hết các loại máy chà nhám trên thị trường hiện nay với cùng kiểu chuyển động của đế chà nhám. Về cơ bản, đế chà nhám xoay theo các hướng ngẫu nhiên để giảm thiểu vết xước có hướng trên bề mặt vật liệu gây mất thẩm mỹ trên thành phẩm. Đây là vấn đề cần cân nhắc, giả sử trong trường hợp bạn có ý định tạo bề mặt bóng mờ như véc-ni hoặc sáp
Tuy nhiên, “máy chà nhám đĩa” (RO) hiện nay thường được dùng để chỉ một cơ số loại máy chà nhám khác nhau, và nếu bạn bước vào cửa hàng hỏi mua loại máy này, có khả năng bạn sẽ được hướng dẫn tới kệ hàng các máy chà nhám có đế tròn to nhỏ các loại. Chúng là những công cụ chất lượng tốt, nhưng những cái kích thước lớn thường đắt tiền và quá to để thực hiện hầu hết các công việc mà bạn cần dùng đến máy chà nhám, thêm vào đó là thiết kế mà theo tôi nghĩ là thiếu phù hợp – đế chà nhám dạng tròn. Tôi luôn nghĩ đế chà nhám cần phải có góc để len vào các góc cạnh cần gia công.
Máy chà nhám đai có bộ phận dây đai chắc chắn gắn với động cơ và 1 cặp tang trống quay, tạo thành công cụ chà nhám mạnh và linh hoạt. Tuy nhiên, máy chà nhám đai được xem là dụng cụ chuyên dụng hoặc chỉ thật sự cần thiết đối với thợ mộc chuyên nghiệp. Trừ khi bạn cần lát sàn gỗ thường xuyên hoặc chà nhám hàng trăm cây xà gỗ, không nên phí tiền vào loại máy này.
Máy chà nhám đai thường nặng, cồng kềnh và được thiết kế cho các công việc nặng nhọc, và luôn phải cẩn thận không làm cháy bề mặt gia công do sức nặng của máy có thể khiến bạn làm thủng bề mặt thay vì chà nhám. Tôi không sở hữu loại máy này và cũng rất hiếm khi dùng đến nên đối với tôi đây chắc chắn không phải là một loại máy DIY cần thiết.
Máy chà nhám góc
Tuy có vẻ ngoài xinh xắn, chiếc Metabo này là một trong những mẫu máy chà nhám góc tốt nhất trên thị trường, nhưng tôi vẫn nghĩ một chiếc máy cầm tay chuẩn vẫn là lựa chọn tốt và tiết kiệm hơn.
Nếu như từng tồn tại một chiến lược marketing thông minh cho một mặt hàng vô dụng thì máy chà nhám góc hẳn là một trong số đó.
Có lẽ có người từng nêu ý kiến rằng: “Phải rồi, chúng ta nên thiết kế một dụng cụ với vẻ ngoài xinh xắn, tôi cá là chỉ cần mẫu mã đẹp thì nó sẽ bán chạy, kèm theo là những mẫu giấy nhám được thiết kế đặc biệt chỉ vừa cho dụng cụ đó… Cuối cùng người ta sẽ chán nó đến nỗi quẳng vào ngăn kéo rồi quên nó hoàn toàn, để rồi sau đó mua tiếp một dụng cụ xinh xắn khác của chúng ta…” rồi vài năm sau đó: “… Đúng đấy, chúng ta nên làm ra một chiếc máy chà nhám đế tròn nhỏ xinh và bắt đầu lại tất cả quá trình này”. Xem nhận xét của tôi ban nãy về chiếc máy chà nhám đế tròn.
Có lẽ bạn đang tự nhủ rằng một chiếc máy chà nhám với cái mũi nhọn sẽ dễ len vào các góc hơn?  Xin thứ lỗi vì chỉ ra điều hiển nhiên, nhưng máy chà nhám vuông cầm tay có tận 4 góc! thiết kế của máy chà nhám vuông chỗ giấy nhám gấp lên quanh đĩa nhám được kẹp chặt vào đĩa cho phép máy chạy dễ dàng dọc theo cạnh của khuôn, ví dụ như ván ở chân tường hay dọc theo một dầm xà. Tôi cũng hiểu rằng máy chà nhám góc cũng hữu dụng, đôi khi hơn cả các loại máy khác (!) nhưng không cần thiết so với một chiếc máy chà nhám cầm tay với công dụng tương tự, thêm vào đó, về mặt chi phí, dưới đây là bảng số liệu.
Giấy chà nhám
Trước khi nói về lựa chọn cuối cùng của tôi, một trong những vấn đề cần chú tâm là chi phí mua giấy nhám cũng như những phí khác kèm theo.
Máy chà nhám đĩa - máy chà nhám quỹ đạodùng hệ thống lưỡi móc và vành đai Velcro để lắp các đai mài nhám dạng đĩa.
Một bộ 10 cái, khoảng 140.000đ, mỗi cái = 14.000đ
Máy chà nhám góc cỡ nhỏ - cũng sử dụng hệ thống lưỡi móc và vành đai Velcro, dùng tấm chà nhám dạng nhọn.
Một bộ 7 cái, khoảng 240.000đ, mỗi cái = 34.000đ
Máy chà nhám vuông – có thể sử dụng Velcro hoặc chọn cách kẹp chặt giấy nhám vào đế .
Một cuộn giấy oxit nhôm10m khoảng 270.000 Khi cắt thành miếng dài 15cm được 6 miếng một mét = 60 miếng  = 4.500đ
Sử dụng máy chà nhám vuông rẻ hơn nhiều. Ngay cả việc mua giấy nhám theo cuộn cũng tiết kiệm được chi phí.
Máy chà nhám tốt nhất
Vì vậy mà loại máy đa dụng nhất, bền và hiệu quả nhất là máy chà nhám vuông. Tôi luôn sử dụng loại máy chà nhám vuông cầm tay của Metabo do tính bền, nhẹ và hơn hết là hiệu quả cao. Máy của tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng trong hộp dụng cụ.

 
Facebook Chat